-
- Tổng tiền thanh toán:
Bị gút nên ăn gì, tránh gì và chế độ ăn uống thế nào?
Gút không phải là bệnh nan y; đây chỉ là một bệnh lý liên quan đến xương khớp. Điều khiến việc chữa bệnh trở nên khó khăn là do chính thói quen ăn uống không hợp lý hàng ngày gây ra. Chế độ ăn phù hợp chính là điều quan trọng mà người bị gút nên nghiên cứu kỹ lưỡng. Nếu như tiếp tục ăn uống buông thả có thể làm bệnh thêm trầm trọng; thậm chí có thể không chữa được nữa. Vậy bị gút nên ăn gì? Bài viết này sẽ gợi ý các loại thực phẩm mà người bị gút nên dùng và kiêng ăn.
Axit uric là nguyên nhân gây ra bệnh gút
Gút là bệnh gì?
Bệnh Gút(hay Gout) còn được gọi là thống phong là một dạng viêm khớp do quá nhiều hợp chất hoá học axit uric (urat) tích tụ, lắng đọng ở các khớp gây kích ứng, viêm và sưng tấy.
Nguyên nhân gây bệnh
Thông thường cơ thể sẽ cân bằng lượng axit uric tạo ra và thải ra qua nước tiểu và phân. Thận của những người bệnh gút không thể đào thải đủ dẫn đến nồng đủ axit uric trong máu tăng lên hình thành tinh thể nhỏ như sạn tồn trữ trong một khớp.
Ngoài ra gout cũng có yếu tố di truyền, thừa hưởng trong gia đình. Có khoảng 1/5 trường hợp mắc bệnh do có tiền sử gia đình.
Biểu hiện và triệu trứng của bệnh gút là gì?
Bệnh gout gây sưng và viêm ở các khớp. Biểu hiện thường là gây sưng, đau đột ngột ở khớp. Các vùng da gần đó có thể đỏ và bị viêm.
Gút thường xuất hiện ở ngón chân cái, ngoài ra bệnh còn gặp ở những khớp thường xuyên hoạt động trong cơ thể như: ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân. Ngón chân cái thường là khớp bị ảnh hưởng nhất do đó đi bộ thường rất đau đớn.
Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên và những người thừa cân. Người có chế độ ăn nhiều đạm và thường xuyên sử dụng rượu bia.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh gút là khớp sưng đỏ và đau
Thực phẩm có ảnh hưởng quan trọng đến bệnh gút
Cơ thể sinh ra axit uric sau khi phân huỷ purine được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, đồ uống có cồn (bia).
Chế độ ăn uống tốt ít carbohydrate và nhiều protein sẽ giúp bạn:
- Ngăn ngừa nguy cơ bùng phát bệnh.
- Tạo và tuân thủ thói quen ăn uống lành mạnh
- Hạn chế purin giúp kiểm soát nồng đọ axit uric
- Đạt được trọng lượng khoẻ mạnh
Có thể bạn chưa biết: Giảm cân được chứng minh là cải thiện việc kháng insulin giúp giảm nồng độ axit uric trong máu
Thực phẩm người bị gút tránh hoặc hạn chế không nên ăn
Thực phẩm hạn chế ăn
- Rượu, bia ngũ cốc(whisky, vodka)
- Thịt đỏ (thịt bò), thịt gia cầm , thịt cừu và thịt lợn
- Hải sản, động vật có vỏ như sò, ốc hến, trai
- Thức ăn có đường, thức ăn ngọt như bánh mỳ, bánh quy, nước trái cây, đồ uống có đường, ga, siro
- Gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng với lượng ít vì chúng có thể gây kích thích thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gút
- Một số loại rau phát triển nhanh như: cải bắp, các loại măng và nấm
- Tránh các loại lên men, giá đỗ trong thực đơn
- Một số gia vị như mứt, tương cà, sốt mayonnaise hoặc nước xốt salad.
- Sữa chua, pizza đông lạnh vì có hàm lượng fructose cao
Thịt gà, thịt bò, thịt heo, thịt cừu, cá hồi tươi hoặc đóng hộp có thể dùng mỗi tuần một đến hai lần thì vẫn được.
Thực phẩm nên tránh hoặc tránh hoàn toàn
- Thịt nội tạng như gan, thận và các loại thịt tuyến ức hoặc tuyến tuỵ
- Thịt thú rừng như nai, thỏ
- Các sản phẩm làm từ thịt như nước thịt viên, nước thịt kho
- Cá cơm, cua, cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá tuyết,cá mòi, tôm, cá chạch trắng
- Men và chiết xuất, bia, xi-rô ngô fructose cao.
Bị gút không nên uống các loại nước có nhiều đường
Thực phẩm nên ăn, tốt cho người bị bệnh gút
Những đồ ăn, thức uống được khuyến nghị cho bạn.
- Bổ sung thêm khoảng 750mg vitamin C hàng ngày
- Uống nhiều nước có thể đào thải axid uric được nhanh hơn, nên uống các loại nước khoáng có tính kiềm
- Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng; loại thịt này thường ít purin hơn, lượng protein cần thiết mỗi ngày là khoảng 750g
- Tinh bột là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gút; bởi nó có hàm lượng purin an toàn. Vì vậy, người bệnh có thể yên tâm dùng các loại thực phẩm: mì, phở, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì...
- Các loại thực phẩm có thể đào thải axit uric ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, quả cam
- Có thể ăn thoải mái các loại rau củ vì chúng chỉ chứa một lượng ít axit uric; một số loại nấm, giá đỗ, măng tây thì lượng purin cao hơn nên hạn chế dùng. Rau có lượng purin ít dành cho người bệnh gút gồm: rau cần; dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà...
- Nên sử dụng các loại dầu ít chất béo như: dầu ô liu, dầu vừng
- Ưu tiên các món hấp và luộc, hạn chế các món ăn chiên, xào
- Các loại trái cây đều có thể cho người bị gút ăn. Một số loại quả còn có khả năng ngăn ngừa các đợt gút như quả anh đào
- Tất cả các loại rau đều tốt trong việc điều trị bệnh gút như: khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và cải xanh, rau cần, rau diếp...
- Có thể ăn các loại đậu: đậu lăng, đậu nành, đậu phụ, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen...
- Các loại hạt, trứng, cà phê và trà, thảo mộc, gia vị, và các loại ngũ cốc...
Người bệnh gút được khuyến khích ăn các loại rau củ quả giàu chất xơ
Một số loại thảo dược có thể trị bệnh gút
Cỏ linh lăng
Chiết xuất ethyl acetate từ mầm cỏ linh lăng có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng viêm. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh; việc bổ sung chiết xuất từ cỏ linh lăng có thể giúp ức chế làm giả nguy cơ viêm gút cấp tính.
Giấm táo
Giấm táo có công dụng cao trong điều trị các bệnh về khớp. Các cặn lắng sinh ra trong cơ thể gây choáng chỗ và là nguyên nhân gây ra các bệnh về khớp như gút. Uống giấm táo mỗi ngày có thể làm tan các cặn lắng này.
Bồ công anh
Rễ cây bồ công anh có chứa một một loại axit điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Đặc tính chữa bệnh của bồ công anh là do trong rễ cây có chứa chất xơ. Rễ bồ công anh cũng có tác dụng làm dịu cơn viêm gút cấp.
Một số loại thảo dược khác
Chiết xuất từ các loại thực vật như: hạt và lá cần tây tươi, sung sấy khô, nghệ, vỏ quế và lá cây hương thảo có tác dụng giúp làm giảm đáng kể hàm lượng axit uric trong cơ thể do các chiết xuất này có tác dụng kháng viêm nhờ có chứa các axit béo chưa bão hòa.
Biện pháp hỗ trợ cho chế độ ăn uống dành cho người bị gút
Giảm cân có thể làm lượng axid uric trong cơ thể ít đi; do đó có thể ngăn ngừa các cơn gút cấp. Nếu bạn bị gút, thừa cân sẽ khiến bạn dễ bị một cơn gút cấp. Khi cơ thể thừa cân thì chất insulin không được sử dụng đúng cách để loại bỏ đường trong máu. Việc kháng insulin thúc đẩy nồng độ axit uric tăng trong máu. Vì vậy, giảm cân có tác dụng giảm đề kháng insulin và giảm axit uric. Tuy nhiên, không nên áp dụng các phương pháp ăn kiêng hay nhịn ăn để giảm cân cấp tốc; vì sẽ làm tăng nguy cơ lên cơn gút.
Thường xuyên tập thể dục cũng là cách ngăn ngừa gút
Thường xuyên vận động các khớp cũng là cách để ngăn ngừa các cơn gút. Tập thể dục giúp giữ mức axit uric trong máu ở mức thấp.
Bài viết bị gút nên ăn gì đã giới thiệu một chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh gút tham khảo; với những loại thực phẩm có thể dùng và không nên dùng. Nếu các cơn gút xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, cần đến bác sĩ để can thiệp y tế kịp thời. Phương pháp điều trị thông dụng hiện nay là kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại.
Tài liệu tham khảo
1. "Gout Diet: Foods to Eat and Those to Avoid"-David Zelman
https://www.webmd.com/arthritis/gout-diet-curb-flares
2. "What is gout?"-Dr Colin Tid
https://patient.info/foot-care/gout-leaflet
Tags: